Review bí quyết trị Cảm Ho cho bé từ Mẹ Thanh Hóa
Thay vì dùng thuốc cảm-ho tây y, khi con bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi chị thường cho con dùng các siro trị ho cho bé chiết xuất từ thảo dược.
Thời tiết miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, trẻ có hệ miễn dịch kém càng dễ bị viêm mũi, sổ mũi, ho kéo dài. Là mẹ của một cô con gái chưa đầy 1 tuổi, chị Hiền (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) cũng “đứng ngồi không yên” mỗi khi thay đổi thời tiết. Chị chia sẻ: “Bạn Sóc (tên ở nhà của con gái chị Hiền) rất hay bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những lúc thời tiết thất thường, Sóc thường xuyên bị chảy nước mũi, ho, đờm khò khè.
Mặc dù lo lắng nhưng bà mẹ trẻ không “tức tốc” cho con uống kháng sinh như nhiều người vẫn xử lý. Thay vào đó, bà mẹ trẻ chú trọng việc vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý và dùng những loại siro ho-cảm thảo dược cho con.
(Ảnh bé Sóc)
Nữ nhân viên Marketing cho rằng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trị bệnh cho trẻ, bởi lạm dụng kháng sinh có thể khiến trẻ bị nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa… Trong trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh, chị thường tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn kháng sinh phù hợp cho con, không nhất thiết phải là kháng sinh mạnh và có sổ y bạ để theo dõi tình hình sức khỏe của con và quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra, một số thuốc điều trị cảm-ho tây y như thuốc giảm ho-long đờm, thuốc cảm… chị cũng hạn chế dùng cho Sóc vì những thuốc này dù cắt cơn ho nhanh nhưng làm đờm ứ đọng khiến bệnh lâu khỏi thậm chí dẫn đến viêm sâu đường hô hấp.
Thay vì dùng các thuốc tây y, chị Hiền thường áp dụng một số cách dân gian để chữa bệnh cho con. Chị chia sẻ: “Bé nhà mình trước cũng trộm vía ít ốm, nhưng sau 1 đợt về quê bị lạnh, từ đó bị hay hắt hơi, sổ mũi, ho hắng suốt. Thực sự, trước mình cũng bảo thủ cho rằng phải có kháng sinh mới khỏi. Nhiều lần bà nội khuyên dùng Quất, Húng chanh hấp mật ong nhưng mình đều không nghe và cho uống kháng sinh ngay, nhưng cứ sau 1 – 2 tuần con lại tái luôn, con đổi kháng sinh liên tục. Nản quá, một tháng trở lại đây mình nghiên cứu tài liệu về cách phòng trị cảm ho cho con, đúng là nhiều mẹ đã thành công khi kiên trì dùng bài thuốc trị ho cho trẻ em bằng phương pháp dân gian Quất, Húng chanh, Mật ong hấp.
Mình cũng áp dụng thì hơn 1 tháng trở lại Sóc chưa phải dùng kháng sinh. Khi nào thấy con ho hắng là mình ra ngay vườn hái tầm 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt, lấy quất đó trộn với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy đến khi quất chín, dằm cả vỏ và hạt để nguội. Lưu ý là hạt quất các mẹ không nên bỏ hạt quất đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi trẻ uống có thể thêm chút đường. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày tới khi trẻ hết ho. Quất có tác dụng hóa đàm, trị ho, vỏ nhiều tinh dầu dùng rất tốt trong các trường hợp cảm mạo phong hàn với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Tuy nhiên, mình cũng chỉ dám dùng quất nhà bà nội trồng. Quất bán ngoài chợ thường không dám mua vì sợ thuốc trừ sâu. Khi không phải mùa quất hoặc lúc bận rộn không có thời gian chế biến, mình cũng thường lựa chọn siro ho-cảm do công ty dược bào chế và sản xuất cho con. Siro ho-cảm đó cũng có thành phần từ thảo dược như quất, mật ong, đường phèn, húng chanh… Thời gian tác dụng có thể chậm hơn thuốc tây nhưng an toàn cho con. Thông thường sau khoảng 3 ngày con sẽ đỡ ho và sổ mũi. 5 ngày là chạy nhảy vui chơi được rồi. Trường hợp mới chớm bị thì có thể chỉ cần sử dụng siro ho-cảm thảo dược từ quất, húng chanh, đường phèn… Trường hợp mà con đã có biểu hiện viêm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kết hợp kháng sinh để chống viêm cho con.”
Ngoài những kinh nghiệm trên, chị Hiền còn lưu ý các mẹ khi có con nhỏ cần có trữ sẵn nước muối sinh lý, siro ho-cảm từ quất, húng chanh, mật ong, gừng… Bên cạnh đó, “chế độ dinh dưỡng của bé nên phong phú từ tôm, cua đến thịt bò, thịt gà, trứng gà… và ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh. Khi cơ thể bé đủ chất thì mới có sức đề kháng tốt. Bé bị ốm nên cho ăn những đồ ăn loãng, dễ tiêu hóa“.